Bài giảng được thực hiện tại Chương trình Vấn đáp Phật pháp số 49.
Câu hỏi: Kính bạch Hòa thượng, con được nghe một vị thầy giảng như sau: Kinh tạng Nikaya gồm 5 bộ chưa chắc đã phải là lời dạy gốc của đức Phật, ngay chữ Nikaya đã làm mất đi tính chất nguyên thủy, Nikaya có nghĩa chỉ là tuyển chọn mà thôi. Mặt khác, vị thầy này cho rằng, thời đức Phật không hề có tiếng Pali và đức Phật cũng không hề thuyết pháp bằng tiếng Pali mà thuyết bằng tiếng Magandha (Ma kiệt đà), còn tiếng Pali được tuyển chọn bởi Ngài Buddhaghosha (Phật Minh). Vị thầy này cho biết thêm, trên mặt nghiên cứu ngôn ngữ học của lịch sử, nhận định tiếng Pali có từ thời đức Phật là một sai lầm nghiêm trọng. Ngoài ra, khi được hỏi về câu hỏi rằng: Một số học giả cho rằng kinh điển Đại thừa không phải do đức Phật thuyết vì không tìm thấy bản tương ưng trong 5 bộ Nikaya, vị thầy này quả quyết cho rằng, những học giả đó chỉ là vô danh tiểu tốt, không ai thừa nhận những nghiên cứu đó có đáng tin bằng những vị như ngài Long Thọ, Mã Minh, Thế Thân, Vô Trước vì những bản luận của những vị này được Đại học Havard cũng như một số Đại học lớn của Mỹ phải cúi đầu… Con là một Phật tử mới chỉ ban đầu tìm hiểu Phật giáo nguyên thủy mà khi được nghe những lời giảng của vị thầy này con vô cùng hoang mang. Kính mong Hòa thượng cho con được hiểu rốt ráo về nguồn gốc của kinh tạng Nikaya? Tiếng Pali ở vùng đất Ma Kiệt Đà mà đi ra hay tiếng Pali và tiếng Ma Kiệt Đà là 2 ngôn ngữ khác nhau? Những nhận xét như Đại học Havard hay các Đại học lớn của Mỹ phải cúi đầu trước những bản luận của một số vị như đã nêu ở trên liệu có chính xác và đáng tin cậy hay không? Con kính mong thầy giải đáp.
Nguồn: https://nydelionline.com/
Xem thêm bài viết khác: https://nydelionline.com/lam-dep/
Xem thêm Bài Viết:
- Mì tôm TV cập nhật toàn bộ thông tin bóng đá chất lượng, nhanh chóng
- Sinh năm 1977 mệnh gì? Tuổi Đinh Tỵ Hợp tuổi nào & Màu gì?
- Điểm danh 5 tính năng nồi nấu rượu lõi đồng nào được người dùng đánh giá cao?
- Nhà đất Thủ Đức năm 2022 liên tục tăng giá do đâu?
- Chỉ dẫn bảo dưỡng VF e34: chăm sóc đúng cách để tăng tuổi thọ xe
Tôi không phải là phật tử nhưng cũng nghe nhiều pháp sư thuyết và nhìn nhận qua thực tế tôi thấy
Về cơ bản cốt lõi của đạo Phật nam hay bắc là tương đối giống nhau. Riêng đại thừa tôi thấy Phật tử có phần mê tín,con người hướng tới tha lực. Cúng cầu lễ bái lùm xùm,bắt ma,bói toán xem ngày giờ tốt xấu đien đảo..
GỬI CÁC BẠN HỌC ĐẠO PHẬT
————————————————
Với 10 năm nghiên cứu Phật giáo Đại Thừa: từ Mật tông, Tịnh Độ, Thiên Thai… và các tông phái khác, rút cuộc tôi mới thấy mình đã đi sai đường. Chừng nào các bạn còn chưa quay về với Phật giáo Nguyên Thủy thì chừng đó các bạn còn bị vướng bởi những điều sau đây:
1. Ảo tưởng vào trì chú, công năng của chú. Trong khi kinh Nikaya không có bất kỳ một bài chú nào cả. Vì sao? Vì Phật ra đời là đã tuyên chiến với Bà la môn, tuyên chiến với tất cả ngoại đạo. Mà gốc của Bà la môn, ngoại đạo là trì chú, tế lễ;
2. Ảo tưởng các lời hứa hẹn về phúc đức, công đức vô lượng khi trì tụng, biên chép kinh điển. Trong khi thực tế Kinh Nikaya – Phật không hứa hẹn bất cứ một lời gì, Phật chỉ nói: Hãy nhiệt tình thực hành lời Phật dạy, thực hành Thiền;
3. Ảo tưởng vào các vị Bồ Tát với các quyền năng ban phát cho họ ước nguyện. Ví dụ như Quan Thế Âm Bồ Tát. Thực tế danh xưng Bồ Tát chỉ là chỉ cho Đức Phật khi chưa thành Phật mà thôi. Trong khi Phật giáo nguyên thủy chỉ có một vị Phật lịch sử, có lai lịch rõ ràng mà không có bất kỳ một vị Bồ Tát với tên gọi, danh xưng nào, kể cả Quán Thế Âm; Thực tế hình tượng Quán Thế Âm chỉ là sự biến tướng của các vị thần như: Thần Brahma, Vishnu hoặc Sihva. Phật cũng không phải là một vị thần, một vị tiên, cũng không ban phát, không dáng hoạ cho bất cứ ai. Họa, hay phúc là do chính họ tạo ra bằng nghiệp mình làm;
4. Ảo tưởng về cảnh giới Tây phương cực lạc của Phật Di Đà, mà trong thực tế Phật chỉ nói về các cảnh giới: Trời, Người, Ngạ quỷ, A tu la, Súc sinh (trừ cảnh giới tối thượng là thành Phật hoặc A la Hán);
5. Còn bị điên loạn, mơ hồ, huyễn hoặc với hàng trăm thứ kinh điển, mà thực tế Phật chỉ thuyết có 5 bộ Kinh Nikaya; Năm bộ kinh ấy được các học giả Anh, Mỹ thừa nhận, cũng như được các nhà sử học, khảo cổ học người Anh, Đức xác nhận;
6. Trí tuệ bị teo lại, suy kiệt vì có thể chỉ biết niệm A Di Đà, hoặc đọc một vài bản kinh Đại Thừa nào đó;
7. Ngày càng lệ thuộc vào sức mạnh của sự ảo tưởng, sợ hãi, mơ hồ, hoang hoải. Chìm đắm trong thế giới đó để mơ hồ, cầu mong mà thiếu thực tế không dám đối mặt, không dám làm, không dám tranh luận. Trong khi đó Phật khuyến khích tranh luận, suy tư để tìm chân lý và phản bác lại các luận điệu sai trái (Kinh Phạm Võng)
8. Tin một cách mù quáng vào bất kỳ lời nào trong kinh Đại Thừa, dù là của ai thuyết miễn là có chữ Phật ở trong đó. Trái lại, Phật luôn bảo mọi người đừng nên tin dù họ là quyền quý, địa vị, thâm chí là thầy mình (Đọc Kinh mười đức tin)
9. Họ không biết Địa ngục ở đâu, dù vẫn thao thao bất tuyệt nói về Địa ngục, trong khi Phật giáo nguyên thủy chỉ rõ Địa ngục là gì, nó ở đâu ( đọc Chú giải người và cõi)
10. Họ chỉ chăm chỉ làm từ thiện mà không biết gốc của Đạo Phật là con đường giác ngộ lấy "Duy tuệ thị nghiệp" – tức là lấy Trí tuệ làm sự nghiệp;
11. Quanh năm, suốt tháng họ chỉ chăm chăm đi chùa, lễ lạy, cúng dường mà không chịu học Kinh điển, không hành thiền;
12. Cái tưởng (trong tưởng tượng) ngày càng lớn dẫn đến ảo tưởng, hoang tưởng, bi kịch;
13. Chừng nào họ chưa quay về Nguyên thủy với 3 tạng: Luật, Kinh, Vi Diệu Pháp thì chừng ấy họ còn thấy những hệ lụy như Thích Thanh Cường năm 2014 với việc khoe điện thoại Vertu hàng chục triệu đồng; vẫn thấy Thích Trúc Thái Minh với việc oan gia trái chủ thu lợi hàng trăm triệu đồng; vẫn thấy còn Phạm Thị Yến với việc rao giảng Đạo xúc phạm nỗi đau của cô gái ship gà; Vẫn thấy còn một Thích Thanh Toàn với sự vụ gạ tình chùa Nga Hoàng, Vĩnh Phúc; Vẫn thấy kiểu tu tự phát như tịnh Thất Bồng Lai, việc sư nữ đánh trẻ em mới đây ở chùa Long Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh; hoặc dùm beng như bài hát Độ Ta không độ nàng. Tất cả đều là hệ lụy từ Phật giáo Đại Thừa mà ra;
14. Sống luôn trong trạng thái "người âm lịch", nghĩa là luôn mơ hồ, lo sợ, chăm chỉ lễ bái, cúng dường;
—–
Trên đây là những chia sẻ của tôi, các bạn có thể tin hoặc không tin, nghe hoặc không nghe. Vì trước đây, khi tôi đằm thắm với Phật giáo Đại Thừa, tôi cũng như các bạn. Nghĩa là: không tin, không nghe, thậm chí là rất ghét ai đó khi nói như vậy về Phật giáo Đại Thừa. Và thích nghe (để tự bênh vực Đại Thừa) từ những lời phỉnh phờ, ba phải như sau:
1. Đại Thừa hay Tiểu Thừa cũng là đạt đến Phật Thừa (câu nói này thực sự rất ba phải, thậm chí quá phương tiện, thiện xảo);
2. Hoặc nói như hòa thượng Thích Quảng Độ: Phật giáo Đại Thừa là gốc, phật giáo Đại thừa là hoa, quả, cành lá từ gốc nguyên thủy. Ý nói Phật giáo Đại Thừa làm rộng hơn cho Nguyên thủy;
3. Hoặc nói: Sự truyền thừa phải căn cứ vào phong tục tập quán để hoằng dương Phật pháp. Ví dụ như đến Tây Tạng thì tùy theo Đạo Bon – đạo gốc của Tây Tạng để truyền bá và nảy sinh Phật giáo Mật tông;
4. Hoặc nói: Tùy theo căn cơ chúng sinh mà thuyết giảng các pháp môn, nên có Mật tông, tịnh độ tông…;
5. Hoặc họ nói: Kinh điển Đại Thừa là do các vị nhập vào Đại Định và nghe được Phật nói, nên nói lại. Hoặc do Rồng giấu dưới Long Cung và Long Thọ tìm được…
Thật lòng mà nói tất cả 5 câu nói trên chỉ là "ngụy biện". Ngụy biện cho mục đích truyền bá của các Tổ sư truyền đạo mà thôi.
Nói đến đây chắc các bạn hiểu hơn về Phật giáo Đại Thừa. Vậy, nếu bạn thực sự là người có trí tuệ, các bạn sẽ biết chính trong tâm trí của các bạn có những đặc điểm trên đây không? Hãy dũng cảm, trí tuệ để nhìn lại chính mình. Nói thật, người có trí tuệ thực sự họ không theo Đại Thừa, vì họ không tin vào những điều không thể thấy, họ không thích hứa hão, không thích huyễn hoặc. Họ thích thực tế.
Chúc các bạn nhận diện được bản chất vấn đề!
Thân!
CƠ BẢN
Con đường tìm đạo của Thế Tôn…là thấy đc bản chất của sự KHỔ,và DIỆT KHỔ.
Thiết nghỉ,bởi sự FÂN BIỆT,TÂM FÂN BIỆT…không thấy CÁNH HOA HIỆN DIỆN….nên chỉ có Ngài Ca Diếp mĩm cười.
Nam,Bắc tông là do mỗi nhận thức khác nhau có những cái nhìn khác nhau….giờ các thầy fân biệt đúng sai….
Thế tôn nói ẩn ý,và yêu cầu trãi nghiệm,rồi hãy tin tưởng NGƯỜI….
TẤT CẢ LAG TRÃI NGHIỆM,DỰA TRÊN GIỚI LUẬT LÀM THẦY.
.NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT….
dù truyền thống Bắc Tông và Nam Tông có những khác biệt, tuy nhiên, những khác biệt ấy không cơ bản. Trái lại, những điểm tương đồng lại rất cơ bản như sau:
a/. Cả hai đều nhìn nhận Ðức Phật là bậc Ðạo sư.
b/. Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chính đạo, Duyên khởi…; đều chấp nhận Tam pháp ấn Vô thường, Khổ, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Ðịnh-Tuệ.
c/. Cả hai đều từ chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới.
Còn là chúng sanh thì mọi hiểu biết còn hạn chế
Kinh điển là phương tiện thôi nên đừng cố chấp .
Thế giới siêu hình của đại thừa sẽ bóp chết luật nhân quả, giới đức làm thánh làm người của phật thuyết
Kinh đại thừa thì cho đời là bất diệt, còn quan điểm nguyên thủy là vô thường và ko có vĩnh cửu ko có thế giới siêu hình.Người thành phật ở đạo nguyên thủy phải kể đến thích thông lạc, vị tu hành từ giới luật chứng tuệ tam minh lấy ra từ sự viêm nhiễm cách đây 2454 năm thời đó ko gian thời gian phật giảng kinh.Nên kinh văn nguyên thủy ko có gì sai, vì nó nói rõ bản chất đời vô thường và ko mê tín dị đoan.Nên tôi khuyên bạn bỏ ngã chấp mà quay về kinh pali
Nguyên văn: "…nếu như xem Đại Thừa là phi Phật thuyết thì cũng có thể hỏi rằng 5 bộ Nikaya có phải do Phật thuyết ko?…"
Ở đây người hỏi đã áp đặt thiên kiến cá nhân của mình và làm biến đổi nội dung câu hỏi thành: "…có vị thầy cho rằng 5 bộ Nikaya là ko phải do Phật thuyết".
HOÀN TOÀN KHÁC NHAU DÙ BỀ NGOÀI CÓ VẺ GIỐNG NHAU.
Dù Theravada hay PG Bắc tông thì nếu bạn chưa tìm hiểu kỹ hay thực hành rốt ráo mà cứ tranh cãi thì vấn đề sinh tử ko đc giải quyết.
Xin thưa, qua trả lời của thầy Pháp Tông thì các vị cũng đã rõ ràng rồi.
Các vị thầy như Hòa thượng Pháp Hòa, Pháp Tông…họ dành cả đời học tập nghiên cứu kinh điển không chỉ chữ Hán, Pali…nên lời nói của các vị có tính xác thực và độ tin cậy cao. Những phát biểu kiểu như học giả này học giả nọ…chỉ nên tham khảo rồi phải kiểm chứng lại, họ chỉ đọc vài cuốn sách vài văn bản thậm chí không thực hành các giáo lý nhà Phật rồi phát ngôn theo cảm tính cá nhân nên quý Phật tử có lòng tìm hiểu kỹ Đạo Phật không nên tin tưởng tuyệt đối.
Hay quá, xin cảm ơn thầy!